Giỏ hàng

Chọn cặp cho con - TƯỞNG DỄ MÀ KHÓ! - Cùng xem cách chọn cặp chuẩn cho con để vững bước trong học tập nhé

“Mua cặp nào cho con” là câu hỏi mà đa số phụ huynh đặt ra trong thời điểm năm học mới. Ở thời đại này chỉ cần mở Google search và gõ từ khoá “cặp học sinh" ngay lập tức nhận được vô khối kết quả đến từ vô khối thương hiệu, nhãn hiệu... nội có ngoại có và bắt đầu là một ma trận các khái niệm về cặp học sinh như: siêu nhẹ, chống gù... khiến các mẹ bắt đầu tẩu hoả nhập ma. Internet khiến việc tìm kiếm thông tin dễ dàng nhưng công nghệ quảng cáo cũng làm cho thông tin trở nên hỗn loạn khó lường hơn bao giờ hết, chính vì vậy mà câu hỏi: “mua cặp nào cho con?” tưởng dễ mà lại khó.
Annstore xin cung cấp một số thông tin cơ bản nhất để các mẹ có cơ sở đánh giá và lựa chọn cặp sách cho con mình, biến câu hỏi khó trở thành dễ trước khi chi tiền mua cặp sách cho bé yêu đến trường.
 

 
Các khái niệm:
 
Trước hết cần tìm hiểu các khái niệm mà những người làm truyền thông cho sản phẩm đưa ra. Hiện ở Việt Nam phổ biến 2 khái niệm là “cặp siêu nhẹ" và “cặp chống gù lưng" nhưng khi hỏi người bán hàng và thậm chí là nhà sản xuất xem thế nào là siêu nhẹ, thế nào là chống gù lưng thì không có câu trả lời chính xác. Một số người bán hàng tỏ ra hiểu biết sẽ chìa chiếc cặp có đệm mút ở lưng ra để nói rằng đó là lớp chống gù lưng... không phải vậy, đó chỉ là lớp đệm giúp người đeo cặp thấy êm và thoáng khí khi đeo lâu mà thôi. Thực chất những khái niệm trên xuất phát từ một bộ tiêu chuẩn của châu Âu về cặp học sinh mà những người bán hàng hoặc làm truyền thông hiểu không tới nói ra hoặc cố tình tạo ra những khái niệm “nguy hiểm" khi làm quảng cáo. Việc của chúng ta là nghiên cứu bộ tiêu chuẩn của mấy anh châu Âu khó tính thì mới có kiến thức mà chọn cặp cho con.
European Standard
Nếu các bạn tìm kiếm các thương hiệu cặp học sinh nổi tiếng ở châu Âu sẽ phát hiện ra rằng đa số đều có kiểu dáng na ná như nhau, chất liệu na ná như nhau, một số chi tiết na ná như nhau... vì sao vậy? vì họ tuân thủ theo một bộ tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường. Bộ tiêu chuẩn của mấy anh châu Âu khó tính nhiều vô thiên lủng và áp dụng cho nhiều vật dụng khác nhau chứ không cụ thể cho sản phẩm nào, tuy nhiên đối với cặp học sinh phải tuân thủ những yêu cầu nổi bật sau:
  1. Đảm bảo sự phát triển tự nhiên hệ xương của trẻ: Đáp ứng điều kiện này thì chiếc cặp phải được thiết kế với vô số tính năng như: đệm lưng chống cong vẹo cột sống, đáy cứng tì vào hông giảm tác động đến xương bả vai, dây đeo có thể điều chỉnh đúng tầm với chiều cao của trẻ... và quan trọng nhất là tổng trọng lượng không vượt quá khuyến nghị 128 của tổ chức lao động thế giới qui định về trọng lượng tối mà còn người các thể mang vác. Theo khuyến nghị trên thì trẻ em không nên mang vật nặng vượt quá 1/5 trọng lượng cơ thể (Lưu ý là trẻ em phát triển bình thường trong khung sức khoẻ qui định). Ví dụ trẻ học lớp 1 nặng 20kg thì chỉ nên mang tối đa 4kg trên lưng. Chính vì khuyến nghị này nên các nhà sản xuất cặp cố gắng giảm trọng lượng riêng của chiếc cặp xuống càng nhẹ càng tốt bởi tổng trọng lượng sách vở vật dụng mang theo gần như không đổi. Hiện có những chiếc cặp chỉ nặng khoảng 600gam nên trọng lượng đè lên vai/lưng trẻ giảm đáng kể. Những nhà làm quảng cáo - marketing ở Việt Nam không nghiên cứu kỹ mới tách những chi tiết này ra thành “chống gù lưng" với “siêu nhẹ", thực tế nếu có khái niệm chống gù lưng thì hoá ra “gù lưng" là tật cố định của trẻ em Việt Nam? Có một điều mà châu Âu khác Việt Nam đó là trẻ chỉ mang sách vở cần thiết để làm bài tập về nhà còn lại để hết ở trường nên tổng trọng lượng chiếc cặp và đồ dùng không trở thành gánh nặng với trẻ như ở Việt Nam.
  2. Chống bám bẩn trên bề mặt: Đây cũng là điều kiện bắt buộc bởi đồ dùng của trẻ em (cặp túi, xe nôi...) tiếp xúc với môi trường xung quanh giống như quần áo nhưng lại không thẻ giặt rửa thường xuyên. Bụi bẩn tích tụ trên bề mặt đồ dùng sẽ tạo két bẩn thành môi trường cho nấm mốc và những vi khuẩn gây hại phát triển, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ dẫn đến sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn chống bám bẩn, dễ chùi rửa. Để đáp ứng điều kiện này thì chất liệu làm đồ dùng cho trẻ phải có tính năng đó, thường là vải có phủ lớp màng ngăn bám bẩn, không thấm nước, hoặc ở Nhật cặp học sinh đồng nhất là chất liệu da bóng
  3. Không có chất độc hại phát tán mùi: Đây là điều kiện bắt buộc và áp dụng cho mọi người chứ không riêng gì trẻ em, tất cả các đồ dùng tiếp xúc nhiều với con người đều không được phát tán ra mùi độc hại có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người. Những vật liệu có phát tán mùi như nhựa, cao su... được loại bỏ hoàn toàn khỏi các sản phẩm này. Khi mua cặp cho con các bạn chỉ cần mở ra và ngửi, nếu không có mùi nghĩa là cơ bản đạt tiêu chuẩn, nếu nồng nặc mùi nhựa thì cần cân nhắc xem có nên mua hay không trong điều kiện tài chính cho phép.
  4. Cảnh báo với người xung quanh: Qui định này tưởng như vô nghĩa với người Việt lại rất quan trọng với người Âu. Khi bạn di chuyển trên đường thì bạn phải có cảnh báo cho nhừng người xung quang biết sự có mặt của mình để họ biết mà đề phòng va chạm. Đối với các phương tiện giao thông thì còi, đèn là trang bị phải có thì đối với người đi bộ phải có các điểm phản quang giúp người di chuyển trên phương tiện cơ giới thấy được. Chính vì vậy những miếng phản quang được may vào những vị trí nhất định của chiếc cặp là điều bắt buộc, nếu không có coi như chiếc cặp không đạt tiêu chuẩn.

5. Các tính năng khác: Ngoài các tiêu chuẩn bắt buộc ở trên thì một chiếc cặp học sinh theo tiêu chuẩn châu Âu phải có vô số tính năng khác nếu không sẽ ít được lựa chọn hơn. Ví dụ như: Đệm lưng thoáng khí, ngăn đựng sách vở và đồ dùng riêng biệt, cơ cấu khoá chắc chắn nhưng dễ mở, chất liệu vải tái chế... cuối cùng là hoa văn màu sắc
Tiêu chuẩn thì sơ bộ là như vậy nhưng để sản xuất ra được một sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đó cũng là một câu chuyện dài. Không phải nhà sản xuất nào cũng có thể sản xuất ra chiếc cặp học sinh đáp ứng bộ tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu về đảm bảo sức khoẻ con người. Để đáp ứng thì tiêu chuẩn đầu tiên là doanh nghiệp phải tuân thủ bộ chuẩn BSCI DBID NO. 11487 bao gồm vô số qui định từ máy móc, nguồn nguyên vật liệu, thiết bị đo test kiểm nghiệm... mà tôi không dám kể ra vì không phải lĩnh vực tôi am hiểu.Bác sĩ khuyên dùngNói chuyện bác sĩ khuyên dùng nghe có vẻ giống mấy ông quảng cáo thực phẩm chức năng trên TV nhưng... với những chiếc cặp học sinh ở châu Âu thì đây là điều bình thường. Thường thì ông bác sĩ nào đó chính là người tham gia vào việc tạo ra bộ chuẩn, cái hay của họ là không đẻ ra chuẩn rồi kệ cho doanh nghiệp sản xuất đi mà đáp ứng, họ sẽ phối hợp với nhà sản xuất nghiên cứu và phát triển các tính năng đáp ứng chuẩn sau đó đứng ra đảm bảo cho chính sản phẩm mà họ góp công sức vào. Nếu bạn là khách hàng và không chấp nhận, bạn có thể kiện ông bác sĩ đó, nhiệm vụ của bạn là chứng minh ông ấy nói sai, nếu thành công khả năng ông ta mất nghiệp và bạn kiếm được một khoản tiền kha khá. Điều này đảm bảo rằng khi một ông bác sĩ đưa ra khuyến nghị đạt chuẩn cho một sản phẩm nào đó thì độ tin tưởng rất cao, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mua về cho bé yêu của bạn.
Một vài thông tin cơ bản hy vọng giúp các mẹ dễ dàng hơn khi chọn mua cặp đi học cho con. Chúc các bố mẹ sáng suốt chọn mua được sản phẩm tốt, an toàn để đảm bảo sức khỏe cho con em mình trong năm học mới!